Một buổi chiều tháng 10 năm 2022,
Gần 30 công nhân nữ đang làm việc tại công ty may Nobland gặp nhau tại một quán cà phê ở quận 12, TP. Hồ Chí Minh cho một cuộc họp do tổ chức CARE mời đến. Một số chị đã từng tham gia dự án “Tôi Mạnh Mẽ” của CARE trước đây, một số khác đã từng được nhận hỗ trợ tài chính để kinh doanh từ CARE sau đại dịch. Nhưng cũng có những gương mặt mới, tham gia theo lời rủ rê của những chị em làm chung chuyền may.
“
– chị Thắm chia sẻ.
“
– chị Thắm nhớ lại.
Và từ ấy, không gian này được gọi là nhóm Kết nối Niềm tin.
“
– chị Thảo nhớ lại.
“
– chị Kim Phương (32 tuổi) kể lại. Nhưng may mắn thay, sự tích cực của đồng nghiệp đã thuyết phục chị Phương tiếp tục tham gia với nhóm.
Một buổi sinh hoạt nhóm thường bắt đầu bằng việc suy ngẫm những điều mình đã học được, hành trình mình đã đi qua. Các hoạt động sau đó thì đa dạng tuỳ vào nội dung và nhu cầu của các chị. Khi thì là một câu chuyện đọc để mọi người cùng suy nghĩ về bài học, lúc thì vài trò chơi tập thể để giải toả sau thảo luận nhóm. Thường xuyên nhất là những cuộc thảo luận, chia sẻ ý kiến về những vấn đề đang cần giải quyết trong công ty khi mà các chị được chia nhóm và trình bày giải pháp của mình, thậm chí còn đóng kịch để hiện thực hoá tình huống. Nhiều chị trước đây chỉ biết đi làm rồi về nay lần đầu tiên được khuyến khích nói lên quan điểm của mình.
“
***
Vào tháng 3/2023, nhóm Kết nối niềm tin tổ chức một buổi đối thoại trực tiếp với ban giám đốc nhà máy. Với nhiều chị em, cuộc đối thoại này là “lần đầu tiên” đáng nhớ nhất. Chính trong chương trình này, nhiều chị đã có lần đầu tiên trong đời đứng lên nêu quan điểm không chỉ của cá nhân mình mà còn cho nhiều chị em khác. Chị Kim Phương bồi hồi nhớ lại:
“
“
“
“
***
Sau buổi đối thoại, các chị lại bắt tay chuẩn bị cho một sự kiện lớn khác – Ngày hội Gia đình. Hoạt động này cũng là một trong các sáng kiến được đề xuất ở buổi đối thoại. Ý tưởng tổ chức Ngày hội Gia đình dành cho con em công nhân công ty may Nobland được các chị khởi xướng để gia đình công nhân và con em có thể vui chơi, giao lưu với nhau, tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình đồng thời các chị có thể giới thiệu cho gia đình mình biết và hiểu rõ về nơi làm việc của mình.
Ngày hội Gia đình thế rồi diễn ra thành công. Từ 200 người tham gia dự kiến ban đầu, số người đến với ngày hội thực tế lên tới hơn 400 người!
Và một điều đặc biệt hơn nữa, chính ban lãnh đạo của nhà máy đã tham dự và công nhận thành quả của các chị.
“
– anh Lê Phương Nam – Quản lý bộ phận CSR của công ty đã chia sẻ như thế.
***
Sau những sáng kiến, chương trình đối thoại và ngày hội, các chị quay trở về với cuộc sống hàng ngày của mình sau ca làm. Thay vì những trận cãi vã hay những lời trách mắng con cái như ngày trước, các thành viên của nhóm Kết nối Niềm tin sau khi được học và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau giờ đây đã biết lắng nghe, biết đối thoại và cải thiện cuộc sống trong chính ngôi nhà của mình. Không gian bình đẳng trong nhóm, trong nhà máy giờ đây được xây dựng trong từng gia đình nơi các thành viên được lắng nghe, được chia sẻ để cùng nhau quyết định, hơn cả là sự ủng hộ và đồng hành của người thân.
“
– chị Minh Thuần (45 tuổi) khẳng định.
***
Dần dần, những sáng kiến, những chương trình mà nhóm thực hiện thành công thu hút được chị em tham gia. Người ta tham gia vì thấy được giá trị mà nhóm Kết nối Niềm tin mang lại. Những tháng ngày sinh hoạt trong nhóm đã nuôi dưỡng niềm tin của chị em công nhân vào chính bản thân mình. Chị em dần tin rằng mình có thể cất tiếng và tạo ra thay đổi.
“
– chị Minh Thuần.
ĐỌC BÁO CÁO
Chuyện ngoài chuyền:
Hành trình Kết nối Niềm tin