Dự án “Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số” tại xã Phúc Lộc và xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn sử dụng phương pháp nghiên cứu cùng cộng đồng nhằm nâng cao năng lực và tiếng nói cho phụ nữ dân tộc Tày, Dao, H’Mông trên địa bàn. Dự án do CARE Quốc tế, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Hội Phụ nữ Bắc Kạn thực hiện. Nhà tài trợ là Liên minh Châu Âu.
Thông qua dự án, các chị em được tập huấn về đa dạng văn hóa, phương pháp kể chuyện qua hình ảnh và phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng. Thông qua quá trình thực hiện nghiên cứu, các nhóm phụ nữ có thể xác định các vấn đề của địa phương, sau đó trình bày và vận động các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội để giải quyết vấn đề của họ.
Năm 2015, giai đoạn một của dự án được triển khai tại xã Phúc Lộc với sự tham gia của 32 nghiên cứu viên cộng đồng là các phụ nữ dân tộc Tày, Dao, Hmông tại xã Phúc Lộc và 10 cán bộ hỗ trợ. Từ tháng 11/2015 đến tháng 6/2016, 5 nhóm nghiên cứu viên cộng đồng đã thực hiện nghiên cứu về các chủ đề:
• Ô nhiễm nguồn nước
• Rác thải sinh hoạt
• Chăn nuôi lợn đen bản địa
• Trẻ em bỏ học
• Trang phục truyền thống của dân tộc Tày, Dao
Sau khi các nghiên cứu được thực hiện, các phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu đã được chia sẻ với cộng đồng, chính quyền địa phương cùng các tổ chức xã hội và phối hợp tìm cách giải quyết.
Song song với các hoạt động giải quyết vấn đề tại xã Phúc Lộc, từ tháng 10/2016, dự án được tiếp tục triển khai tại xã Bành Trạch với sự tham gia của 34 nghiên cứu viên cộng đồng là các phụ nữ dân tộc Tày, Dao và 5 cán bộ hỗ trợ. Từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017, 8 nhóm nghiên cứu viên cộng đồng đã thực hiện 8 nghiên cứu:
• Ô nhiễm môi trường
• Thực trạng và nhu cầu sử dụng nhà họp thôn
• Nghệ thuật hát then – đàn tính của người Tày
• Lễ hội cầu mùa của người Dao Tiền
• Chăn nuôi gà bản địa
• Chăn nuôi lợn đen bản địa
• Chăn nuôi bò theo phương pháp bán chăn thả
• Chăn nuôi trâu theo phương pháp bán chăn thả
Các nhóm đồng nghiên cứu đã chủ động tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của những vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng. Dựa trên cơ sở của các nghiên cứu, các nhóm sau còn cùng thảo luận với những người dân trong cộng đồng đề xuất các sáng kiến để giải quyết các vấn đề. Quá trình nghiên cứu bởi vậy không chỉ nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng mà còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của cán bộ chính quyền thôn, xã.
Tính đến tháng 5/2017, mô hình phương pháp nghiên cứu cùng cộng đồng và kết quả nghiên cứu của các nhóm tại hai xã Phúc Lộc và xã Bành Trạch đã được chia sẻ với cộng đồng, chính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng, xã hội từ cấp trung ương đến địa Phương
Để biết thêm thông tin về dự án, xin truy cập đường dẫn sau: http://bit.ly/2rlcfNk
Clip giới thiệu dự án: http://bit.ly/2qEgHnG
Để biết thêm thông tin, liên hệ
Vũ Thị Hương Giang
Cán bộ Truyền thông
CARE Quốc tế tại Vietnam
Giới thiệu về CARE tại Việt Nam
Chúng tôi đảm bảo thay đổi lâu dài và tích cực cho các nhóm yếu thế, đặc biệt là phụ nữ.
Chúng tôi làm việc với các cộng đồng bị thiên tai ảnh hưởng tại Việt Nam để giảm thiểu rủi ro với thiên tai trong dài.
CARE Quốc tế tại Việt Nam có các ấn phẩm giới thiệu về các hoạt động và kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Việt Nam.
Hãy tìm hiểu các cơ hội công việc để tham gia vào đội ngũ của CARE tại Việt Nam hoặc hợp tác với chúng tôi.
- Thúc đẩy cách tiếp cận giảm hại trong chính sách với phụ nữ bán dâm
- Mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính cho phụ nữ dân tộc thiểu số
- Mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính cho phụ nữ dân tộc thiểu số
- Bảo vệ và quản lý rừng và đất rừng cộng đồng: Cơ hội mới cho các cộng đồng dân tộc thiểu số
- Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất rừng cho cộng đồng các dân tộc thiểu số