CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN

Dù việc kiếm sống phụ thuộc nhiều vào đất đai song phụ nữ dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa lại thiếu cơ hội tiếp cận bình đẳng tới nguồn tài nguyên đất và vốn. Do vậy họ có rất ít cơ hội tự quyết định các vấn đề có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Việc phụ thuộc vào nông nghiệp cũng khiến cho nhóm dân số này đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và thiên tai. Không những thế, hiện có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ dân tộc thiểu số thường là nạn nhân của bạo hành giới. Sự phân biệt đối xử và cô lập về mặt xã hội càng làm giảm khả năng của họ trong việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý và được bảo vệ.

CARE hoạt động tại những địa bàn này với phụ nữ thuộc nhiều nhóm dân tộc khác nhau để mở rộng cơ hội kinh tế, tăng cường tiếng nói và vai trò lãnh đạo cũng như cải thiện khả năng chống chịu trước các cú sốc cho họ.

Nhấn vào đây để biết tổng quan về Chương trình Nông thôn. Các dự án thuộc Chương trình bao gồm:

(SURE) Phát Triển Sinh Kế Bền Vững Cho Phụ Nữ Dân Tộc Thiểu Số Trồng Cà Phê Tỉnh Sơn La

Việc đa dạng các loại hình sinh kế ngoài cây cà phê và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của phụ nữ dân tộc thiểu số là những ưu tiên cần được thực hiện trong bối cảnh địa phương.

Vươn mình

Dự án hướng tới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững trong nhóm nông dân sản xuất quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ và người dân tại các cộng đồng thiểu số trong khu vực. Dự án có ba mục tiêu chính nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong hai khía cạnh: Khả năng tiếp cận các thị trường toàn diện, và Khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất cũng như lập kế hoạch và ra quyết định của phụ nữ.

(FBEA-SEA) Hành động dựa trên Dự báo mang tính Toàn diện và Đáp ứng Giới nhằm Tăng cường Hiệu quả của Công tác Phòng ngừa Thiên tai ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

Dự án tập trung vào xây dựng và tăng cường năng lực của chính quyền và cộng đồng địa phương và vận động và đảm bảo hành động thích ứng cũng như phối hợp các nỗ lực theo thiết kế của khung FBEA và phản ứng nhanh.

(I2I) Dự án tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Dự án này có mục tiêu tổng quan là các tổ chức xã hội đại diện các cộng đồng dân tộc thiểu số một cách chính đáng nhằm cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị, từ đó thúc đẩy hơn nữa quyền tiếp cận thông tin của các dân tộc thiểu số.

(InfoAct) Tăng cường tiếp cận thông tin thích ứng với biến đổi khí hậu

Dự án InfoAct mong muốn cải thiện sinh kế và khả năng ứng phó của người dân tộc thiểu số nghèo ở miền núi trước biến đổi khí hậu bằng việc nâng cao khả năng sử dụng thông tin khí hậu và tiếp cận các nguồn lực khác như bảo hiểm.

(SUSO) Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc miền núi phía bắc trong ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Thông qua Dự án, CARE tìm cách phá vỡ sự im lặng về vấn đề quan trọng còn ít được chú ý này, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới nói chung tại tỉnh Điện Biên.

(FinLink) Kết nối tài chính vì sự hòa nhập của phụ nữ từ các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa ở Việt Nam

Dự án hợp tác với khu vực tư nhân để phụ nữ cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng sâu được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ và sản phẩm tài chính chính thức, để từ đó họ được nâng quyền hơn về kinh tế.

Tăng cường Khả năng Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào Cộng đồng nhằm thu hút và đáp ứng yêu cầu của phụ nữ

Dự án này hoạt động nhằm giảm tính tổn thương trước rủi ro thiên tai nhờ vào việc xây dựng năng lực cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, tập trung vào sự tham gia của phụ nữ. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm về dự án này.

(ACIS) Dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp cho phụ nữ và nông dân người dân tộc thiểu số ở Đông Nam Á

ACIS giúp nữ nông dân, nông dân người dân tộc thiểu số và những nhà lập kế hoạch ngành nông nghiệp ở Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào dự báo và ứng phó tốt hơn với các rủi ro và cơ hội mang lại từ những sự thay đổi của thời tiết thông qua dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp công bằng và có sự tham gia.

Tăng cường khả năng phục hồi: Sinh kế bền vững cho nữ nông dân trong chuỗi giá trị hạt tiêu đen

Dự án hướng tới mục tiêu nâng quyền của các nông dân nữ để họ có thể tham gia và hưởng lợi từ sinh kế bền vững trong chuỗi giá trị hạt tiêu đen.

(FBF) Tiến về Phía trước

Chương trình “Tiến Về Phía Trước” hỗ trợ những cộng đồng dân tộc thiểu số thiệt thòi ở các khu vực miền núi thuộc hai tỉnh Quảng Trị và Hòa Bình.

(EFSEM) Tăng cường An ninh lương thực & Cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án EFSEM nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình thông qua đa dạng hóa sinh kế nông nghiệp và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

(TEAL) Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong chuỗi cà phê Arabica

Dự án này góp phần thúc đẩy vai trò và quyền lợi của phụ nữ dân tộc thiểu số trong chuỗi cà phê Arabica, đồng thời cải thiện năng suất của họ trong quá trình sản xuất mặt hàng này.

(WEAVE) Dự án nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ thông qua thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp

Đây là một dự án chung của CARE Quốc tế tại Việt Nam, Oxfam tại Việt Nam và SNV Việt Nam nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ dân tộc trong chuỗi giá trị chuối, lợn, quế ở Bắc Kạn và Lào Cai.

(CASI) Chương trình hành động dân sự về hòa nhập kinh tế và xã hội cho các cộng đồng dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam

Chương trình này nhằm thúc đẩy tiến bộ bền vững về an sinh sinh kế cho người dân phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên ở các cộng đồng dân tộc thiểu số, những người không được tiếp cận các nguồn lực và không có nhiều cơ hội tác động đến hoạch định chính sách. Đại diện của các nhóm thiệt thòi và các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào việc xây dựng chương trình để tạo ra các cách tiếp cận và chính sách phát triển bao trùm hơn.

Dự án giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

Dự án hỗ trợ Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc trợ giúp các cộng đồng và các trường học ở những vùng dễ bị tổn thương để họ có thể chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với thảm họa thiên tai.

Dự án tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Dự án này góp phần bảo vệ quyền của phụ nữ dân tộc Tày, Nùng, Dao và H’Mông bằng cách nâng cao tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số và đảm bảo tiếng nói của họ được các tổ chức chính phủ và xã hội dân sự lắng nghe, tôn trọng và phản hồi.

Hỗ trợ xây dựng thể chế liên tỉnh để nâng cao khả năng chống chịu ở Việt Nam

Thông qua dự án này, CARE góp phần cải thiện quá trình tham vấn giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng và các bên liên quan. Đối thoại mang tính đa bên và xuyên biên giới nhằm tiến tới giải pháp cùng có lợi sẽ có thể nhân rộng cho các bối cảnh tương tự ở Đông Nam Á.

(SFtW) Tôi vui gieo - She Feeds the World Việt Nam

Dự án “Tôi vui gieo” sẽ nâng cao năng lực cho các nông dân sản xuất quy mô nhỏ nhằm giúp họ cải thiện tập quán canh tác, tăng năng suất, đa dạng hóa sinh kế để tạo thêm thu nhập bền vững và tiết kiệm cho tương lai.

(AWEEV) Nâng quyền kinh tế cho phụ nữ tại Việt Nam

AWEEV là một dự án tích hợp và ứng phó dựa trên cơ sở giới, được thiết kế nhằm đóng góp cho mục tiêu nâng cao điều kiện kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) tại Việt Nam.

(Bứt phá Giai đoạn II) Thúc đẩy Tài chính Toàn diện cho Phụ nữ tại nông thôn

Dự án Bứt Phá Giai đoạn II tiếp tục nỗ lực tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ nông thôn thông qua việc thúc đẩy các nhóm VSLA như một nền tảng của các hoạt động Hội LHPN Việt Nam.

(T-LEAF) Phát triển sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất chè tại Sơn La

Thông qua Dự án, CARE hỗ trợ phụ nữ trồng chè ở Sơn La hưởng lợi công bằng hơn nhờ việc tăng thu nhập và quyền ra quyết định trong chuỗi cung ứng chè..

(P4EM) Tăng cường quan hệ đối tác vì phát triển công bằng và toàn diện của cộng đồng các dân tộc thiểu số

Dự án này tập trung củng cố quan hệ hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm giảm nghèo và tình trạng yếu thế của các nhóm dân tộc thiểu số, phù hợp với các chính sách và chương trình giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.

(GẮN KẾT) Tích hợp công nghệ để tăng hiệu quả giám sát cộng đồng trong lĩnh vực thủy điện

Sáng kiến thử nghiệm Gắn Kết giúp các cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia chủ động và hiệu quả vào giám sát tác động của thủy điện đến cuộc sống và triển khai chính sách liên quan.

Dự án nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất rừng cho cộng đồng các dân tộc thiểu số

Dự án Nâng cao năng lực Tiếp cận và Quản lý đất sản xuất và đất rừng cho Cộng đồng các Dân tộc Thiểu số có mục tiêu cụ thể là góp phần bảo vệ và tăng cường tiếp cận và quản lý đất rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số.

(EMWE) Dự án nâng quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Dự án này làm việc với phụ nữ dân tộc thiểu số để giúp họ vượt qua những thách thức mà họ đang phải đối mặt ở những nơi vùng sâu vùng xa. Họ nằm trong nhóm nghèo nhất về mặt kinh tế và ít được tham gia bình đẳng vào các cơ hội kinh tế, các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, và bị hạn chế tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng tới chính họ.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI