Bạn có biết rằng, trên toàn cầu, phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên bởi biến đổi khí hậu? Sự thật này thường ít được chú ý nhưng giờ đây, chúng ta không thể làm ngơ được nữa. Hãy cùng tìm hiểu thêm về thực trạng ấy qua 3 số liệu quan trọng dưới đây.
Chênh lệch 84,2 triệu
Với những đợt hạn hán kéo dài, những trận lụt dữ dội hay sương giá bất ngờ, biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến việc sản xuất lương thực. Khi khủng hoảng lương thực xảy đến, chính phụ nữ là người nhịn ăn để các thành viên còn lại trong gia đình không bị đói. Trên thế giới, số lượng phụ nữ phải đối mặt với nạn đói nhiều hơn con số này ở nam giới là 84,2 triệu người (1).
200 triệu giờ
Ai vẫn đang phải thực hiện phần lớn việc nhà? Đó chính là phụ nữ và trẻ em gái. Ở nhiều nơi trên thế giới, lấy nước là một phần không thể thiếu của việc nhà. Tuy nhiên, một trong những hệ quả biến đổi khí hậu là nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm. Vì thế, mỗi ngày, phụ nữ và trẻ em gái toàn cầu phải dành tổng cộng 200 triệu giờ đi bộ để lấy nước (2). Việc phải đi xa hơn có nghĩa là họ phải dành nhiều thời gian một mình bên ngoài, kéo theo nhiều nguy cơ đối mặt với bạo lực trên cơ sở giới. Dành nhiều thời gian hơn để đi lấy nước cũng đồng nghĩa họ có ít thời gian hơn để đến trường hay lao động tạo ra thu nhập.
35%
Bạn có biết, phụ nữ chỉ chiếm 35% thành phần nhóm đàm phán tại COP gần nhất, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2022 (3)? Bạn không đọc nhầm đâu! Phụ nữ chính là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên bởi biến đổi khí hậu. Dù họ là hàng tuyến đầu tiên trước khủng hoảng khí hậu nhưng họ lại thường xuyên không được lên tiếng góp ý cho những quyết định nhằm giải quyết những khủng hoảng ấy.
Với quyền ra quyết định hạn chế, phụ nữ gặp vô vàn khó khăn để có thể thực hiện hiệu quả các chiến lược chuẩn bị, ứng phó và phản ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Liệu có hợp lý không khi phần lớn quyền ra quyết tiếp tục nằm trong tay nam giới ở các nước phát triển, trong khi phụ nữ ở các nước đang phát triển mới là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất? Ngoài ra, trong năm 2023, cũng chỉ có 15 phụ nữ lãnh đạo đất nước của họ (4).
Phụ nữ không chỉ là nạn nhân của biến đổi khí hậu, họ còn là những tác nhân thay đổi giúp ứng phó với quá trình này. Hãy cùng tìm hiểu những giải pháp của các nữ anh hùng khí hậu ở Việt Nam.
Nguồn:
(1) Báo cáo của CARE, 2023: https://www.care.org/news-and-stories/resources/growth-is-not-enough/
(2) OECD, 2023: https://www.oecd.org/stories/gender/social-norms-and-gender-discrimination/sigi/#climate
(3) We do, 2023: https://wedo.org/who-decides-womens-participation-in-the-un-climate-change-convention/
(4) Pew Research Center, 2023: https://www.pewresearch.org/short-reads/2023/03/28/women-leaders-around-the-world/ft_2023-03-28_women-leaders_02/
Biến đổi khí hậu phân biệt giới tính: một chiến dịch với quy mô toàn cầu của CARE
Sẽ không thể có công bằng khí hậu nếu thiếu đi công bằng giới. Bạn có biết rằng biến đổi khí hậu không chỉ là khủng hoảng môi trường mà còn là khủng hoảng giới?
Đối mặt với gấp đôi sự bất công, phụ nữ vẫn kiên cường. Hãy cùng theo dõi chiến dịch này để hiểu hơn về suy nghĩ của những nữ anh hùng khí hậu!
- Công ước ILO về chống quấy rối tình dục nơi làm việc: Những điều cần biết
- Biến quyền được biết thành hiện thực
- Hy vọng từ những rẫy sâm dây
- Nhìn lại chặng đầu của Luật Tiếp cận Thông tin
- Quỹ PepsiCo và CARE International mở rộng Chương trình Tăng cường năng lực và chia sẻ kinh nghiệm các mô hình đối tác công tư (PPP) phát triển nông nghiệp bền vững – She Feeds the World